Vải denim không phải là chất liệu quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, để hiểu rõ đây là vải gì, khác biệt như thế nào với vải jeans thì không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay sẽ thông tin đến bạn đọc những điều thú vị về chất vải denim.
Vải denim là chất vải gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu và quy trình sản xuất như thế nào?
Vải denim loại vải được làm từ 100% cotton với kiểu dệt đan chéo (sợi chàm chạy dọc và sợi trắng chạy ngang). Vải có màu xanh lam đặc trưng với mật độ sợi rất cao. Chính vì vậy, tạo cảm giác hơi cứng khi nhìn hoặc sờ vào. Hiện nay, đây là chất liệu vải được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Vải denim là chất liệu vải được may từ 100% cotton với đặc điểm đặc trưng rất dễ nhận biết
Vải denim được sản xuất lần đầu tiên tại thành phố Nimes của nước Pháp. Ở Mỹ, chất liệu vải này được sử dụng từ cuối thế kỷ 18 - là “kết quả” của sự hợp tác giữa doanh nhân Levi Strauss và thợ may Jacob Davis.
Những chiếc quần được may từ chất liệu vải denim và gia cố bằng đinh tán ở các điểm chính chính là bước khởi đầu và phát triển của trang phục này. Đến nay, quần jean denim thương hiệu huyền thoại Levi Strauss vẫn rất được yêu thích và nhận được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ và sự bền bỉ.
Về cơ bản, quy trình sản xuất vải denim cũng giống như vải jeans, bao gồm các bước sau.
Thu hoạch bông và đóng thành kiện rồi vận chuyển đến xưởng sản xuất. Tại đây, bông được làm sạch, chải thô và đưa vào máy kéo sợi để tạo thành những sợi cotton mềm mại.
Các sợi bông này sẽ được đem đi nhuộm màu chàm bằng thuốc nhuộm truyền thống. Những sợi bông không mang đi nhuộm thì sẽ giữ nguyên màu trắng để chuẩn bị cho khâu dệt.
Các sợi trắng và sợi chàm sẽ được dệt với nhau theo kiểu sợi chàm chạy dọc và sợi trắng chạy ngang. Sau khi dệt xong thì tạo thành những tấm vải denim cơ bản.
Tiến hành loại bỏ chỉ rời, xơ vải sạch sẽ trên những tấm vải denim này, sau đó cuộn lại thành cuộn vải rồi bảo quản. Khi sử dụng thì sẽ cắt, mau thành mẫu yêu cầu. Sau khi may, trang phục sẽ được xử lý bằng các chất tẩy rửa công nghiệp, giúp chất vải mềm mịn hơn.
Vải denim được dệt từ các sợi cotton trắng và cotton nhuộm theo kiểu sợi nhuộm chạy dọc và sợi trắng chạy ngang
Thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn chất vải denim với chất vải jeans. Thậm chí, 2 cụm từ này còn được sử dụng với ý nghĩa như nhau, có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, denim và jeans có sự khác nhau cơ bản.
Khác biệt lớn nhất giữa 2 loại vải này chính là cách nhuộm. Cụ thể, với vải denim thì người ta sẽ nhuộm các sợi trước, sau đó mới mang đi dệt (sợi trắng và sợi nhuộm dệt xen kẽ). Trong khi đó, vải jeans thì có thể được dệt từ các sợi trắng xong, sau đó mới mang tấm vải đi nhuộm.
Đây cũng chính là lý do vì sao chất liệu vải denim thường có một mặt xanh, mặt còn lại sáng hơn. Còn vải jeans thì 2 mặt dường như là giống nhau, không có khác biệt nhiều về màu sắc.
Biết được vải denim là vải gì, vậy thì chúng có mấy loại? Và mỗi loại có những đặc điểm như thế nào?
Đặc trưng của loại vải này là dễ bị phai màu và mất dáng sau khi giặt. Bởi trong quá trình sản xuất, vải Dry denim được nhuộm màu xanh đen đậm và sau khi nhuộm thì không được đem đi giặt.
Đây cũng là loại vải không được giặt sau khi nhuộm. Và đặc trưng của Raw denim chính là mềm hơn (nhưng không bị co lại) sau khi được giặt.
Selvedge denim được đánh giá là bền nhất và tốt nhất trong các loại vải denim. Chúng thường được sử dụng để may chạy dọc theo đường may thân áo với đặc trưng là màu trắng do được dệt từ các sợi chưa được nhuộm.
Có nhiều loại vải denim khác nhau, nhưng nhìn chung, đều mang đến vẻ đẹp ấn tượng cho người mặc
Vải jean denim được nhiều người yêu thích và có tính ứng dụng cao. Điều này đến từ những ưu điểm mà chất liệu vải này mang lại như:
Tính thẩm mỹ cao, tạo dựng được phong cách trẻ trung và cá tính cho người mặc. Đặc biệt là không bị lỗi thời theo thời gian.
Bền bỉ, khó bị mài mòn và sờn rách. Thậm chí, đây được coi là chất liệu vải có độ bền cao nhất.
Có nhiều loại khác nhau với mức giá đa dạng, tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng.
Sở hữu nhiều ưu điểm là vậy nhưng chất liệu vải denim cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
Độ co giãn thấp, không thích hợp để may quần áo lót hay trang phục thể thao.
Việc giặt giũ, phơi treo và bảo quản cần cẩn thận để tránh làm phai màu. Ngoài ra, trang phục may bằng vải denim thường lâu khô hơn các loại vải khác.
Chất vải denim có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Trong đó phải kể đến:
Trong ngành thời trang và may mặc, vải denim được dùng để may trang phục quần jeans, áo khoác, áo sơ mi, đầm, váy, giày thể thao,… Hoặc sản xuất các phụ kiện như túi xách, mũi nón, thắt lưng,…
Trong trang trí nội thất, vải denim dùng để bọc sofa, ghế lười, may rèm cửa, khăn trải bàn,…
Ngoài ra, chất liệu này còn được sử dụng để trang trí nội thất cho xe ô tô.
Không chỉ được ứng dụng trong thời trang, may mặc, chất vải denim còn được ưa chuộng trong thiết kế và trang trí nội thất
Để gia tăng độ bền cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho trang phục được may bằng vải denim, bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi vệ sinh và bảo quản.
Khi mới mua quần áo hay phụ kiện denim về thì bạn cần làm sạch trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên sản phẩm.
Không nên giặt quá thường xuyên và giặt bằng hóa chất tẩy rửa mạnh. Điều này sẽ khiến trang phục bị phai màu và mất đi form dáng ban đầu.
Bề mặt vải denim khá dính, do đó, nên sử dụng nước giặt thay cho bột giặt để tránh hiện tượng các hạt trong bột giặt bám dính trên trang phục.
Nên giặt riêng đồ denim với các loại vải khác, đặc biệt là vải màu trắng, hồng,… để tránh sự “lây lan” màu.
Hạn chế phơi đồ denim dưới ánh nắng mặt trời gay gắt để tránh làm trang phục bị bạc màu và mau hỏng.
Cũng không nên giặt khi thời tiết mưa nhiều vì sẽ khiến đồ càng lâu khô.
Có những nguyên tắc bạn cần nhớ khi giặt phơi, bảo quản đồ denim để gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho trang phục
Hiện nay, các loại giàn phơi thông minh sẽ mang đến cho bạn giải pháp tốt nhất trong việc phơi treo quần áo bằng vải denim. Bởi như đã nói, quần áo vải denim sau khi giặt thì rất lâu khô do khả năng thoát hơi kém, lại không được phơi dưới nắng trực tiếp.
Lúc này, các mẫu giàn phơi thông minh Hòa Phát dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.
Giàn phơi thông minh Hoà Phát KS - 960: Được làm từ chất liệu cao cấp với 80 lỗ treo và chịu được tải trọng 50kg. Với những trang phục được may bằng chất liệu denim sau khi giặt bị ngấm nước rất nặng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm phơi treo trên giàn mà không lo ngã đổ, đứt gãy.
Giàn phơi thông minh Hòa Phát KS - 973: Đây cũng là mẫu giàn phơi rất lý tưởng để phơi treo quần áo denim. Giàn được làm từ hợp kim nhôm và inox, có 80 lỗ treo và chịu được tải trọng 60kg. Có thể nâng hạ thanh phơi dễ dàng để điều chỉnh theo hướng nắng, không lo ánh nắng mặt trời làm phai màu trang phục.
Giàn phơi Hòa Phát H009: Về cơ bản thì mẫu giàn phơi này cũng được đánh giá cao về thiết kế, độ bền cũng như tính tiện lợi như các mẫu giàn phơi. Tuy nhiên, với tải trọng lên đến 90kg với 80 - 120 chỗ treo, giàn phơi này phơi được rất nhiều quần áo. Thậm chí là có thể phơi chăn nệm bằng vải denim hiệu quả.
Lắp đặt giàn phơi thông minh Hòa Phát là giải pháp tối ưu giúp bạn không phải “đau đầu” trong việc phơi treo quần áo denim sau khi giặt như thế nào
Và còn nhiều mẫu giàn phơi thông minh với thiết kế, tính năng khác để bạn tham khảo. Tùy vào mục đích sử dụng, kiến trúc không gian và điều kiện tài chính mà bạn có sự lựa chọn cho phù hợp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp denim là chất liệu gì, làm sao để vệ sinh và bảo quản quần áo vải denim hiệu quả. Nếu có nhu cầu lắp đặt giàn phơi thông minh Hòa Phát để giải quyết những khó khăn trong việc phơi treo quần áo, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và lắp đặt nhanh chóng.
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG279
Giàn phơi điện tử Sakawa SN 605
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG273
Báo giá giàn phơi thông minh Hoà Phát 990
Giàn phơi Thông minh Hoà Phát 999B
Giàn Phơi Điện Tử Hòa Phát 737
NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN