Vải Thô Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Chất Vải Thô

Vải thô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất các loại trang phục mang phong cách cổ điển. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại vải này, hãy đọc bài viết sau.

Vải thô là một trong những chất liệu vải được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất các loại trang phục mang phong cách cổ điển. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về loại vải này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Vải thô là gì? 

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe đến rất nhiều lần nhưng lại không biết chính xác vải thô là vải gì? Thực ra, đây chính là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên như sợi bông, sợi gai… và không có nguồn gốc nhân tạo.

Vải thô

Vải thô là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên

1.1 Nguồn gốc xuất xứ của vải thô

Chất liệu vải thô đã có từ rất lâu đời. Nhìn bằng mắt thường sẽ có cảm giác lỏng lẻo, hơi thô, bởi nó là loại vải dệt trơn không đều. Lúc đầu, vải chỉ được dệt bằng cây gai dầu, đay, cây lanh. Rồi bằng len, bông… Do đó, chất liệu chỉ được sử dụng để may các trang phục dân tộc, nên không thu hút lắm.

Trải qua quá trình sản xuất công nghệ hiện đại, ngày nay, vải thô đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến hơn. Nó được sử dụng để sản xuất rất nhiều loại trang phục vô cùng trẻ trung, năng động. Đồng thời, trở thành một trong những xu hướng thời trang nổi bật của giới trẻ trong khoảng thời gian gần đây.

1.2 Quy trình sản xuất vải thô

Thông thường, quy trình sản xuất vải thô sẽ vô cùng đơn giản, gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu tự nhiên như gai, đay, lanh, bông để sản xuất sợi.

Bước 2: Xử lý nhằm loại bỏ hết hạt cũng như tạp chất trước khi mang dệt thành chất liệu vải thô. Nếu nguyên liệu là cây lanh, sau khi thu hoạch bằng tay sẽ được chuyển đến nhà máy, chải. Sau đó, tách thành các sợi, chuẩn bị cho sản xuất vải.

Bước 3: Sau khi kéo thành sợi, sẽ được đưa sang sản xuất vải. Trên thực tế, chất vải thô sẽ được sản xuất theo 2 phương pháp đan và dệt.

Bước 4: Tiến hành in họa tiết hoặc nhuộm màu cho vải.

Bước 5: Khi đã có màu sắc, họa tiết như ý, chất liệu vải sẽ được dùng để may quần áo, balo, túi xách…

2. Đặc điểm của chất vải thô 

Đúng như tên gọi “thô”, khi tiếp xúc mặt vải thô sẽ có cảm giác thô sơ và hơi cứng. Nên không được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ. Bề mặt trơn, phẳng, mộc mạc chứ không mềm mại giống các loại vải được dệt từ sợi tự nhiên khác như vải len hay vải lụa.

Đặc điểm của chất vải thô

Vải thô có bề mặt trơn, phẳng, mộc mạc

Thế nhưng, đây lại là một trong tám loại vải thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Chất liệu vải được ứng dụng rộng rãi để may trang phục mặc hàng ngày. Sau này, còn được ứng dụng làm phụ kiện hay các vật dụng trang trí nội thất khác. Bởi tính chất thô sơ của vải đáp ứng được vẻ đẹp vintage, cổ điển của nhiều nhà sản xuất.

Xem thêm: Vải Nỉ Là Vải Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng Vải Nỉ

3. Ưu điểm của chất vải thô

Không phải ngẫu nhiên mà vải thô vinh dự được góp mặt trong danh sách tám loại vải thông dụng nhất. Lý do chính là vì chất liệu vải này sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Vải thô mặc mát không? Câu trả lời là có nhờ nó có tính chất nhẹ nhàng, thoáng mát và được gia công cẩn thận.

  • Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.

  • Độ bền tương đối cao thì bạn tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng. Nhờ vậy, sẽ là giải pháp giúp bảo quản đồ và tiết kiệm chi phí tốt.

  • Vải được làm từ sợi tự nhiên, nên rất thân thiện với môi trường. Đồng thời cũng lành tính, an toàn, không gây ra các kích ứng cho làn da, vô cùng thích hợp làm trang phục.

  • Cũng chính vì được làm từ sợi tự nhiên nên giúp chất vải thô ăn màu tốt, dễ nhuộm màu. Điều này, tạo cơ hội cho vải được nhuộm và in họa tiết thành nhiều mẫu mã, đa dạng màu sắc, đẹp mắt.

4. Nhược điểm của chất vải thô

Bên cạnh những ưu điểm thì vải thô cũng có một số nhược điểm, hạn chế như sau:

  • Có độ thô cứng nhất định, nên chỉ thường được sử dụng để may trang phục cổ điển, đơn giản.

  • Dù có tính ứng dụng cao nhưng loại vải này lại không thể sử dụng một cách linh động trong may mặc.

  • Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng chất liệu vải thô để đem lại tính thẩm mỹ phù hợp. Không nên ứng dụng bừa bãi với đa số các trang phục hiện nay.

ưu nhược điểm vải thô

Nhược điểm của chất vải thô là có độ thô cứng

5. Các loại vải thô

Về phân loại, vải thô có rất nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

5.1 Vải thô lụa

  • Có độ mềm mại cao. Khi chạm tay vào sẽ có cảm giác mát lạnh gần giống với vải lanh.

  • Khả năng chống thấm mồ hôi cực tốt.

  • Ngay cả khi bạn dùng tay vò mạnh, cũng không bị nhăn hay nhàu nát.

  • Bề mặt ngoài khá mịn. Mặt trong lại giống với vải lụa.

  • Sản phẩm được sản xuất từ chất liệu này luôn toát lên vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế mà vô cùng thanh lịch.

5.2 Vải thô mộc

  • Chất vải thô mộc còn có độ cứng cao hơn so với thô lụa. Vì lẽ đó nên nó thích hợp nhất để may các sản phẩm áo sơ mi, sẽ cho ra dáng áo vừa vặn với số đo.

  • Được chia thành 2 loại, dựa theo tiêu chí độ dày. Đó là thô mỏng và thô dày.

5.3 Vải thô cotton

Chắc hẳn mọi người đều không còn cảm thấy xa lạ gì với vải thô cotton - loại vải được sản xuất từ 100% cotton. Và được ứng dụng quen thuộc trong cả thời trang lẫn nội thất hàng ngày.

các loại vải thô

Vải thô cotton rất phổ biến

5.4 Vải thô đũi

Loại vải này có họ hàng với vải đũi. Chính vì thế nên chất liệu vải thô đũi cũng sở hữu những đặc tính và ứng dụng khá giống loại vải đũi, được rất nhiều người ưa thích.

5.5 Vải thô mềm

Khác với thô mộc, chất thô mềm có độ mềm mại nhất định, tạo cảm giác cực kỳ êm ái. Không những vậy, còn có chất lượng cao. Nếu bạn đang tìm kiếm chất liệu vải có ưu điểm vượt trội thì vải thô mềm chính là sự lựa chọn phù hợp, lý tưởng nhất dành cho bạn.

5.6 Vải thô Hàn Quốc

Mẫu mã của chất liệu vải này đa dạng hơn nhiều, giá thành cũng rẻ hơn những chất liệu vải khác nên được giới trẻ ngày nay vô cùng ưa chuộng.

chất vải thô

Vải thô Hàn Quốc được giới trẻ ưa chuộng

6. Ứng dụng của vải chất thô

Sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời nên vải thô được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng dụng phổ biến của chất liệu này, có thể kể đến là:

6.1 Trong lĩnh vực may mặc

Vải thô may gì đẹp? Đó chính là may trang phục. Không những vậy, chất liệu còn được đánh giá là phi giới tính, đều có thể sản xuất được trang phục cho cả nam và nữ giới.

Nam giới khi diện trang phục từ chất vải thô sẽ thể hiện được cá tính, bụi bặm và sự mộc mạc. Còn nữ giới sẽ toát lên vẻ đẹp nữ tính, giản đơn. Ngoài ra, chất liệu thô khi kết hợp với da còn làm tăng thêm tính khỏe khoắn, kết hợp với hoa thêu, mang lại nét duyên dáng, điệu đà.

Có thể nói nói, sử dụng vải chất thô trong lĩnh vực thời trang may mặc đã mang đến sự sáng tạo vô biên, không giới hạn cho nhà thiết kế. Các sản phẩm từ thô hoàn toàn có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh với những phong cách khác nhau.

6.2 Lĩnh vực sản xuất phụ kiện

Bạn có biết? Vải thô được sử dụng nhiều trong các đơn vị quân đội. Cụ thể, sản xuất các phụ kiện liên quan, để phục vụ cho người lính. Ví dụ như lều, giày, bạt… Sở dĩ được ưa chuộng như vậy là nhờ đặc tính của chất liệu thoáng, mát, có độ bền cao và mang lại cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động cho người mặc.

6.3 Lĩnh vực sản xuất đồ nội thất

Chất liệu thô còn được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm trang trí nội thất như bọc ghế sofa, rèm cửa… Với đặc tính thô sơ, chất liệu đem đến vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc, giản đơn cho những không gian đậm chất vintage.

ứng dụng vải thô

Rèm cửa làm từ chất liệu vải thô

7. Cách vệ sinh bảo quản chất liệu vải thô

Như đã nói, vải thô được dệt từ chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Do đó, nếu muốn bảo quản và sử dụng được lâu, các bạn không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Nên sử dụng bột giặt hoặc chất tẩy rửa trung tính. Không dùng loại quá mạnh (có chứa Clo) để tránh làm bay màu vải.

  • Đối với các loại vải thô mộc, không nên giặt bằng máy, sẽ gãy vải, tạo nếp nhăn.

  • Không nên ngâm vải quả lâu, sẽ làm ra màu vải, mất tính thẩm mỹ.

  • Không nên phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh bị hư hỏng sợi vải. Thay vào đó, có thể sử dụng giàn phơi thông minh. Giàn phơi thông minh sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh linh hoạt độ cao của các thanh phơi cho phù hợp.

Bạn muốn phơi những sản phẩm làm bằng vải thô một cách tốt nhất? Bạn muốn lựa chọn giàn phơi thông minh để hỗ trợ công việc đó nhưng lại không biết nên mua chiếc giàn phơi nào cho phù hợp? Dưới đây sẽ là 3 gợi ý để bạn chọn lựa dễ dàng hơn:

  • Giàn phơi thông minh Hoà Phát 999B: Chiếc giàn phơi này có tải trọng 70kg cùng 80 móc treo quần áo. Vì thế, các bạn có thể thỏa sức phơi quần áo, túi xách, rèm cửa… làm từ chất liệu thô.

  • Giàn phơi thông minh Hoà Phát KS980: Sản phẩm có ưu điểm là thiết kế hiện đại, cao cấp và cách sử dụng tiện lợi dễ dàng. Nhờ vậy, khi phơi, các bạn có thể điều chỉnh độ cao của thanh phơi tùy ý thoải mái cho phù hợp. Tránh tình trạng sản phẩm làm từ vải thô tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, dẫn đến không bền màu.

  • Giàn phơi thông minh Seri HP02: Cũng là giàn phơi sở hữu thiết kế đẹp mắt, nhẹ và bền bỉ. Đồng thời, cũng giúp nâng lên hạ xuống thanh phơi dễ dàng, đảm bảo cho việc phơi đồ trong ánh nắng thích hợp. Từ đó, hạn chế hiện tượng đồ phơi bị phai màu.

bảo quản vải thô

Giàn phơi thông minh Hoà Phát KS980 màu Gold

Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về vải thô cũng như ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu như trên thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ. Để từ đó, áp dụng thành công trong việc mua sắm hàng ngày. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu được những sản phẩm ưng ý. Đừng quên liên hệ với Giàn phơi thông minh Hòa Phát để chọn mẫu giàn phơi phù hợp cho những sản phẩm làm từ vải thô nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT

VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội

Tel: 0969805626 / Phone: 0969805626

Email: info@gianphoihoaphat.vn

DMCA.com Protection Status
chung nhan
chung nhan

KẾT NỐI VỚI FANPAGE

fanpage
© 2021 gianphoihoaphat.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY