Vải Cashmere Là Vải Gì? Chất Liệu Cashmere Có Tốt Không?

Vải Cashmere được xem là loại vải dành cho giới thượng lưu và cũng là chất liệu vải đắt đỏ bậc nhất thế giới. Vậy chất liệu Cashmere có tốt không? Loại vải này có gì đặc biệt hơn so với các loại vải khác? Bài viết dưới đây sẽ giải mã chi tiết, tường tận cho mọi người cùng biết.

Vải Cashmere được xem là loại vải dành cho giới thượng lưu và cũng là chất liệu vải đắt đỏ bậc nhất thế giới. Vậy chất liệu Cashmere có tốt không? Loại vải này có gì đặc biệt hơn so với các loại vải khác? Bài viết dưới đây sẽ giải mã chi tiết, tường tận cho mọi người cùng biết.

1. Vải Cashmere là vải gì?

Nếu có ai hỏi chất liệu vải nào có mức giá đắt đỏ, xa xỉ nhất hiện nay thì vải Cashmere có lẽ sẽ là cái tên đứng đầu.

Cashmere là loại vải len dệt từ lông dê. Sợi Cashmere không thể làm công nghiệp hay dệt bằng máy móc mà phải làm hoàn toàn từ phương pháp thủ công. Hơn nữa, một chiếc áo được làm từ chất liệu len Cashmere tiêu chuẩn cần đến khoảng 4 - 5 con dê mới đủ lông. Chính điều này càng khiến cho Cashmere đắt đỏ hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, con số tối thiểu để đánh giá chất lượng sợi len Cashmere còn cực kỳ khắt khe. Theo đó, kích thước tiêu chuẩn của một sợi Cashmere là chiều dài 3,175mm, đường kính 18,5mm.

Vải Cashmere - loại vải dành cho giới thượng lưu

Xem thêm thông tin về các loại vải khác: 

Vải Nylon Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm | Ứng Dụng Thực Tế

Vải Gấm Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm | Ứng Dụng Thực Tế

Vải Không Dệt Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải Này

Vải Đay Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng Các Loại Vải Đay

Vải Len Là Gì? Nguồn Gốc | Ưu Nhược Điểm | Ứng Dụng Vải Len

2. Nguồn gốc của vải Cashmere

Truyền thuyết kể rằng, Cashmere bắt nguồn từ một câu chuyện khá đẹp, gắn liền với cuộc thám hiểm phương Đông của Napoléon. 

Cụ thể, từ cuộc thám hiểm đó Napoléon đã mang về cho người vợ yêu dấu của mình - Josephine, một món quà từ châu Á. Đó chính là chiếc khăn choàng len Cashmere. Josephine đã coi chiếc khăn đó như một báu vật và luôn tìm mọi cách để sưu tầm đủ loại khăn choàng Cashmere.

Kể từ ấy, các sản phẩm làm từ len Cashmere được giới quý tộc châu Âu vô cùng ưa chuộng và luôn được săn đón. Cũng chính bởi lý do này mà vải Cashmere đã trở thành một chất liệu cực đắt đỏ vào thời bấy giờ. Thậm chí, cho đến tận ngày nay, điều đó vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.

Ít ai biết rằng, Cashmere cũng đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Cụ thể, từ tận trước công nguyên, những người dân của quốc gia Kashmir (nay thuộc Ấn Độ) đã sử dụng lông của các chú dê vùng núi Himalaya để dệt vải.

Những chú dê Cashmere không cho được sản lượng lông nhiều như cừu hay loài dê khác càng khiến cho giá thành của loại sợi này đắt đỏ. Không những vậy, lông để dệt chất vải Cashmere là phải lấy phần dưới lớp lông của con dê, nên cực kỳ hiếm hoi và sản lượng vô cùng ít ỏi. Bù lại, lớp lông này mềm mịn và có khả năng giữ nhiệt “siêu” tốt.

Nguồn gốc của vải Cashmere

3. Phân loại vải Cashmere

Tương tự như các loại vải khác trên thị trường, vải Cashmere cũng có nhiều loại khác nhau. Nhưng Cashmere được phân loại chất lượng dựa trên độ dài hoặc độ tinh khiết của sợi. 

Tức là tùy thuộc vào vùng sinh sống của dê Cashmere mà cho ra đời loại lông chất lượng hay không? Tại dãy Himalaya - nơi có khí hậu lạnh buốt hơn các vùng khác nên những con dê sinh sống tại đây cũng sở hữu bộ lông dài, dày hơn để đảm bảo giữ ấm tuyệt đối. Chính vì lẽ đó mà chất liệu Cashmere từ dê Himalaya sẽ tốt nhất, có mức giá đắt hơn.

Hiện nay, Cashmere được phân chia thành len Cashmere, Cashmere hạng A, Cashmere hạng B và Cashmere hạng C, tương đương với vải cao cấp, vải bình dân.

3.1 Len Cashmere

Có nguồn gốc từ loại dê Cashmere của vùng sa mạc Kashmir và Gobi. Loại len này mềm mại, mịn màng nhưng cũng rất chắc chắn. Vì thế, nó được coi là dòng len cao cấp và có giá thành cao.

Vải len Cashmere cao cấp

3.2 Cashmere hạng A

Len Cashmere hạng A cực kỳ đắt tiền. Thậm chí, còn có một số loại đắt hơn nhiều so với những loại khác. Thế nhưng, khi chạm lần đầu tiên vào loại len Cashmere hạng A, bạn sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng mà vô cùng bền bỉ.

Không những vậy, vải mỏng và sở hữu độ dài của sợi lớn nhất với 36mm. Đường kính tương đối nhỏ, chỉ có 14 micron. 

3.3 Cashmere hạng B

Vải Cashmere hạng B có độ mượt mà, mềm mại và chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn hơi thô hoặc xước hơn so với loại A. Đường kính xấp xỉ 19 micron. Mức giá thấp hơn Cashmere hạng A, lại có nhiều mức giá khác nhau nên khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

3.4 Cashmere hạng C

Len Cashmere hạng C là cấp thô nhất, khi độ mịn màng, mềm mại chỉ đạt cấp trung bình so với loại B. Đây cũng là loại vải có mức giá rẻ nhất và thường được sử dụng trong các loại quần áo không tiếp xúc nhiều với da. Loại C khá dày, đường kính khoảng 30 micron, chất lượng cũng không bằng 2 loại A và B nên có giá thành thấp hơn nhiều.

Vải Cashmere hạng C

4. Vì sao vải Cashmere lại đắt?

Nhiều người thắc mắc, không biết vì sao giá thành của vải Cashmere lại đắt đỏ như vậy? Dưới đây sẽ là 4 lý do quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chất lượng của loại vải này:

  • Bị ảnh hưởng lớn từ môi trường, khí hậu, điều kiện nuôi dê Cashmere khiến cho sản lượng của chất liệu không được cao và ổn định.

  • Các công đoạn như thu gom, sản xuất… mất rất nhiều thời gian. Nhất là chất liệu Cashmere cao cấp được làm 100% theo phương pháp thủ công nên càng lâu hơn. Bên cạnh đó, sợi lông phần dưới của dê đã ít mà để may 1 chiếc áo, cần đến tận 4 con dê nên càng hiếm hoi, đắt đỏ.

  • Chi phí để nuôi và chăm sóc cho dê Cashmere không hề thấp. Không những vậy, còn bị ảnh hưởng từ môi trường khắc nghiệt càng khiến cho việc nuôi chúng không dễ dàng.

  • Mức giá từ khâu sản xuất có sự chênh lệch tùy theo từng quốc gia, khác nhau. Từ đó, cũng ảnh hưởng đến giá thành của Cashmere.

Có nhiều lý do khiến Cashmere đắt đỏ

5. Ưu điểm của vải Cashmere

Chất liệu Cashmere là một trong những dạng len mềm mại, sang trọng, đặc trưng bởi sự ấm áp, độ mịn của các sợi vô cùng mượt mà. Không những vậy, vải Cashmere còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khác như dưới đây, nên càng được nhiều người yêu thích và ưa chuộng.

  • Ấm áp. Cashmere hoàn toàn có thể giữ ấm cho bạn, nhưng lại giúp bạn không cảm thấy nóng. Đó là nhờ đặc tính cách nhiệt của vải được đánh giá rất cao.

  • Trọng lượng nhẹ. Khi nói đến việc giữ ấm, độ dày không phải là yếu tố quan trọng nhất. Cashmere nhẹ hơn đa số các loại vải len nên dễ dàng đánh bại chúng vào mùa đông.

  • Mềm mượt. Cashmere là chất vải có những loại sợi mềm nhất, với kết cấu mượt mà nhất.

  • Bền bỉ. Chất vải Cashmere chất lượng cao cấp có thể sử dụng qua nhiều năm nếu được chăm sóc đúng cách.

  • Không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Cashmere có dạng sợi, gập ghềnh, không thẳng và có xu hướng bám vào nhau. Đó cũng là lý do loại sợi này cực kỳ dễ chịu đối với làn da của mọi người, kể cả trẻ em hay người lớn.

Cashmere có nhiều ưu điểm tuyệt vời

6. Nhược điểm của vải Cashmere

Nhược điểm lớn nhất của loại vải Cashmere chính là có mức giá cao hơn nhiều so với những dòng vải khác. Bên cạnh đó, chất liệu cũng không được sản xuất trực tiếp trong nước nên cần phải mất thời gian chờ đợi đến khi được chuyển về.

7. Ứng dụng của vải Cashmere

Như đã nói, Cashmere cực kỳ mềm mại lại có đặc tính cách nhiệt tốt. Do đó, nó được sản xuất vô cùng phổ biến cho các sản phẩm quần áo, chăn ga, thảm Cashmere và phụ kiện trong thời tiết mùa đông. 

Ngoài ra, chất liệu còn được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như:

  • Quần áo: Len Cashmere có thể được dệt và dệt kim thành nhiều loại quần áo bằng Cashmere. Áo len Cashmere như áo len chui đầu hoặc áo len cổ lọ… đều là những món đồ rất phổ biến. Bên cạnh đó, vải Cashmere cũng có thể được dệt thành áo khoác, quần và các mặt hàng khác. Ví dụ, quần tây làm từ Cashmere cũng rất được ưa chuộng và luôn mang lại cảm giác thoải mái khi mặc. Ngoài ra, nhờ sự mịn màng và sở hữu khối lượng nhẹ, Cashmere cao cấp còn được ứng dụng để may đồ lót.

  • Phụ kiện: Có thể là khăn choàng Cashmere, găng tay, tất… Những món đồ vô cùng quen thuộc trong mùa đông, bởi chúng ấm áp và tạo thêm nét sang trọng đẹp mắt cho bất kỳ trang phục nào.

  • Chăn ga, gối, thảm Cashmere: Những sản phẩm được làm từ chất liệu vải này, đều mang lại sự đẳng cấp, tuyệt vời cho người sử dụng. Ví dụ như chăn Cashmere cực kỳ ấm áp, sang trọng, tạo cho không gian phòng ngủ trở nên quý phái, lịch sự.

Cashmere được ứng dụng nhiều nhất trong may mặc

8. Cách vệ sinh bảo quản vải Cashmere

Khi sử dụng các trang phục làm từ chất liệu Cashmere, nhiều người cũng khá quan tâm đến vấn đề giặt và bảo dưỡng sản phẩm. Lý do là bởi sự sang trọng cùng giá cả đắt đỏ luôn gắn liền với những bước bảo quản rắc rối.

  • Khi mặc đồ làm từ Cashmere, các bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh bám bụi. Đối với áo khoác Cashmere cần chải nhẹ nhàng theo chiều của lông, bằng bàn chải tĩnh điện với đầu lông mềm để phủ bụi cũng như ngăn bướm đêm ẩn nấp trong lớp vải. Nếu không may bị dính vết bẩn, hãy giặt đồ kịp thời, tránh vết bẩn lưu lại lâu, khó tẩy rửa hơn.

  • Việc giặt đồ từ Cashmere cũng cần chú ý đến nhiệt độ của nước. Nên dùng nước ấm khoảng 30℃. Sau khi đã khuấy đều nước giặt chuyên dụng trong nước ấm đó, bạn có thể vò nhẹ quần áo.

  • Tốt nhất nên giặt tay sản phẩm làm từ vải Cashmere, vò nhẹ nhàng để đảm bảo độ bền của chất liệu. Ngoài ra, bạn có thể có thêm chút giấm hoặc nước xả vào nước sạch để giặt.

  • Sau khi giặt xong, phải sấy khô, ủi rồi mới cất. Quần áo cần gấp nhẹ, cho vào túi ni lông rồi treo lên kaf cách bảo quản tốt nhất. Nên đặt chúng ở nơi bóng râm để tránh bị phai màu.

  • Cũng cần lưu ý luôn duy trì môi trường thông thoáng, mát mẻ. Nơi bảo quản cần tránh bụi bẩn, ẩm ướt, không được phơi nắng. Tốt nhất nên để thêm các chất chống côn trùng trong tủ quần áo để không bị mối mọt làm rách hay bị nấm mốc.

  • Không được phơi đồ một cách tùy ý. Tức là không phơi dưới trời quá nắng. Vải len nhìn có vẻ dày dặn nhưng đối với Cashmere chúng thực sự mỏng. Chỉ cần phơi ở nơi có gió và nặng nhẹ thì vải cũng rất nhanh khô. Vì thực chất chất vải Cashmere có độ thoáng khí rất cao. Tốt nhất nên sử dụng giàn phơi thông minh Hòa Phát để phơi đồ hiệu quả hơn.

Sử dụng giàn phơi thông minh Hòa Phát để phơi đồ

Ngày nay, có rất nhiều gia đình đã quyết định lắp đặt giàn phơi Hòa Phát làm giải pháp phơi treo quần áo. Sản phẩm giàn phơi không chỉ giúp bạn phơi được nhiều đồ nặng như chăn ga gối nệm cùng 1 lúc mà còn sở hữu thanh phơi, hỗ trợ điều chỉnh độ cao linh hoạt.

Nếu chưa biết mua loại giàn phơi nào, các bạn có thể tham khảo một số mẫu như sau:

  • Giàn phơi thông minh Hoà Phát 999B: Chiếc giàn phơi này có tải trọng 70kg cùng 80 móc treo quần áo. Do đó, bạn có thể thỏa sức phơi quần áo, túi xách, chăn ga… làm từ chất liệu len Cashmere.

  • Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP888: Sở hữu thiết kế vô cùng tiện lợi, giúp người dùng dễ dàng nâng lên hạ xuống theo nhu cầu. Bên cạnh đó, giàn phơi còn được làm từ nhôm nguyên khối và inox 304 vô cùng chắc chắn, bền bỉ. Sản phẩm có thể chịu được tải trọng 60kg, nên việc phơi đồ làm từ vải Cashmere dễ hơn bao giờ hết.

  • Giàn phơi thông minh Hòa Phát KS973: Mẫu giàn phơi này có tải trọng lên tới 60kg với 80 móc treo, chắc chắn sẽ giúp các bà nội trợ không còn cảm thấy khó khăn trong việc phơi đồ. Ví dụ như chăn làm từ chất liệu Cashmere sẽ khá dày và nặng. Khi đó, sẽ cần chiếc giàn phơi có tải trọng lớn như KS973.

Giàn phơi thông minh Hòa Phát KS973

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ chi tiết về loại vải Cashmere, giải thích vì sao chất liệu này đắt đỏ đến như vậy? Mong rằng, từ bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và mới mẻ để áp dụng trong cuộc sống. Đừng quên ghé gianphoihoaphat.vn để lựa chọn được chiếc giàn phơi phù hợp, phục vụ cho việc phơi đồ tốt hơn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT

VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội

Tel: 0969805626 / Phone: 0969805626

Email: info@gianphoihoaphat.vn

DMCA.com Protection Status
chung nhan
chung nhan

KẾT NỐI VỚI FANPAGE

fanpage
© 2021 gianphoihoaphat.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY