Vải Thun Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng Các Loại Vải Thun

 Chất liệu vải thun có ưu nhược điểm gì hay có bao nhiêu loại vải thun hiện nay là điều mà không phải ai cũng biết rõ. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Vải thun - loại vải có đặc tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi vượt trội, chắc hẳn không còn là chất liệu quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, chất liệu vải này có ưu nhược điểm gì hay có bao nhiêu loại vải thun hiện nay là điều mà không phải ai cũng biết rõ? Vậy thì, hãy để bài viết dưới đây, giúp bạn khám phá những thông tin hữu ích về chất liệu thun này nhé!

1. Vải thun là gì?

Vải thun có tên gọi tiếng Anh là Spandex Fabric, nổi bật với khả năng co giãn vượt trội. Thun chính là sợi tổng hợp, thấm hút tốt, đàn hồi cao với thành phần được tạo từ chuỗi chất tổng hợp như cotton, nylon hay polyester…

Loại vải này có thể kéo dài gấp 5 - 8 lần kích thước bình thường của nó. Do vậy, nó thường được sử dụng may quần áo dạng bó, slimfit. Hầu hết, chất vải thun nguyên chất đều không được sử dụng trong may mặc. Thay vào đó, sợi thun sẽ được kết hợp với các chất vải khác, dệt thành các loại sợi tổng hợp, bán tổng hợp hoặc hữu cơ khác.

Vải thun

Vải thun có khả năng co giãn vượt trội

2. Nguồn gốc ra đời của vải thun

Ít ai biết rằng, vải thun được nghiên cứu phát triển và ra mắt vào Thế chiến thứ hai. Mục đích khi đó là mong muốn tạo ra chất liệu vải mềm, nhẹ, co giãn tốt với chi phí thấp hơn những chất liệu hiện có. Các nhà khoa học ở thời điểm ấy đã mất đến tận 10 năm tập trung nghiên cứu để tạo sợi và lựa chọn cách dệt nhằm đảm bảo tính chất của vải.

Năm 1952, bằng sáng chế loại vải thun đầu tiên đã được cấp tại Đức. Nhưng đến tận năm 1962, loại vải này mới được công ty hóa chất Dupont độc quyền sản xuất và xuất bán với quy mô toàn cầu.

Lúc này, toàn thị trường mới biết vải thun là vải gì, tính chất đặc biệt của vải ra sao? Khiến cho doanh số, sản lượng chất liệu thun tăng lên một cách chóng mặt, dẫn đầu trong số các chất liệu hiện có lúc bấy giờ.

Xem thêm thông tin về các loại vải khác: 

Vải Không Dệt Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Vải Này

Vải Đay Là Vải Gì? Ưu Nhược Điểm, Ứng Dụng Các Loại Vải Đay

Vải Len Là Gì? Nguồn Gốc | Ưu Nhược Điểm | Ứng Dụng Vải Len

Vải Cashmere Là Vải Gì? Chất Liệu Cashmere Có Tốt Không?

Vải Dạ Tweed Là Vải Gì? 9+ Mẫu Trang Phục Dạ Tweed Đẹp Nhất

3. Cách nhận biết vải thun chất lượng

Vì chất vải thun được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nên trên thị trường khó tránh khỏi việc xuất hiện hàng nhái, hàng giả. Bởi vậy, các bạn cần hết sức tỉnh táo, hiểu rõ về chất liệu này, nắm rõ cách phân biệt các loại vải thun để tránh “tiền mất, tật mang”.

Bạn có thể tham khảo một số mẹo khi chọn vải thun chất lượng như sau:

3.1 Nhận biết bằng mắt thường

Do thành phần của sợi thun đa số đều có chứa sợi cotton nên mặt vải thường xù nhẹ, có độ nhám nhất định. Trường hợp, có chứa sợi polyester thì hoàn toàn không có tình trạng xù lông, khi nhìn sẽ thấy độ bóng nhất định trên bề mặt vải.

Nhận biết chất liệu thun bằng mắt thường

3.2 Nhận biết bằng cảm nhận trực tiếp

Để có thể phân biệt rõ hơn chất liệu thun, các bạn có thể tự tay sờ trực tiếp lên bề mặt vải. Nếu cảm nhận thấy mềm mịn, thoáng mát, vò nhẹ có nhăn, đồng thời kiểm tra độ đàn hồi bằng cách kéo vải, vải co giãn tốt thì đây chính là vải thun chất lượng.

3.3 Kiểm tra vải bằng độ thấm hút

Như đã nói, thành phần chất liệu thun có chứa sợi cotton nên vải có đặc điểm thấm hút vô cùng tốt. Vì vậy, khi lựa chọn mua vải, các bạn có thể đổ nước trực tiếp lên bề mặt vải rồi đánh giá độ thấm hút xem có tốt hay không? Nếu thấm hút tốt thì đúng là loại vải bạn đang cần chọn.

Vải thun

4. Ưu điểm của vải thun 

Không phải ngẫu nhiên mà vải thun được ứng dụng rộng rãi như thế? Phải chăng đó là nhờ những đặc tính nổi bật như dưới đây đã giúp chất liệu có vị thế nhất định trong thị trường vải ngày nay.

4.1 Thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Xét về độ thoáng mát và thấm hút mồ hôi thì chất liệu thun chẳng kém cạnh gì so với vải cotton. Thậm chí, vượt mặt cả vải chiffon và vải ren.

Những bộ quần áo may từ chất vải thun thường mang đến cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Đặc biệt, thích hợp với những người thường xuyên đổ mồ hôi hay lao động ngoài trời. Do đó, vải thun cũng là lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè nóng bức.

Vải thun thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt

4.2 Khả năng đàn hồi, co giãn tuyệt vời

Không chỉ thoáng khí, thấm hút tốt mà thun còn sở hữu khả năng đàn hồi, co giãn tốt. Dù bạn có hoạt động nhiều thế nào đi chăng nữa thì trang phục làm từ chất liệu này đều rất dễ chịu, thoải mái, đảm bảo không gây khó khăn cho người mặc.

4.3 Độ bền cao

Độ dẻo dai, bền bỉ của vải thun được đánh giá rất cao. Đặc biệt khi nó kết hợp thêm sợi polyester trong thành phần. Sợi polyester giúp chất thun ít phai màu, không nhăn không nhàu. Đồng thời, khả năng co rút thấp hơn vải cotton, chỉ khoảng 3 - 5%.

4.4 Dễ thiết kế

Một lý do nữa khiến chất thun được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, là bởi chất liệu này được các xưởng may mặc hay nhà thiết kế cực kỳ yêu thích và luôn lựa chọn. Thun cho phép sức sáng tạo của con người được thỏa sức “bung lụa” với nhiều mẫu mã khác nhau mà không sợ chất liệu ảnh hưởng hay không đáp ứng được chất lượng cuối cùng.

Vải thun rất dễ thiết kế, thỏa sức sáng tạo

4.5 Dễ giặt giũ, bảo quản

Nhiều người thường hạn chế lựa chọn chất liệu vải “nhạy cảm” vì chúng đòi hỏi sự cầu kỳ, phức tạp trong khâu bảo quản. Riêng đối với thun lại cực kỳ dễ tính, có thể giặt bằng máy hoặc tay đều không ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.

Vải thun

5. Nhược điểm của vải thun 

Mặc dù là laoij vải được đánh giá cao về tính chất, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vải thun vẫn tồn tại một số yếu điểm như mức giá tương đối cao so với chất liệu khác. Bên cạnh đó, vải khá dày. Một số loại vải có chứa thành phần polyester mang đến cảm giác bí bách, nóng nực cho người mặc.

6. Các loại vải thun

Ngày nay, chất liệu thun được chia thành nhiều loại khác nhau. Thậm chí, có thể nói, thun chính là chất liệu có nhiều biến thể nhất trên thị trường. Bởi theo từng tiêu chí, thun lại có những loại vải khác nhau.

6.1 Phân loại theo chất vải

Khi dệt chất vải thun, sẽ có nhiều loại sợi thành phần khác được lựa chọn. Vì thế mỗi sự kết hợp lại mang đến những loại vải thun khác nhau.

Vải thun cotton

Thun cotton 100% được dệt hoàn toàn bằng sợi bông xơ nguyên chất mà không pha tạp thêm bất kỳ thành phần nào khác. Ưu điểm của loại vải này là thấm hút ẩm tốt, điều hòa thân nhiệt linh hoạt và mang lại cảm giác mềm mại, thoải mái cho người mặc. Đặc biệt, chất liệu thun cotton thường được lựa chọn may trang phục cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mà không gây kích ứng da.

Vải thun

Vải thun CVC

Hay còn gọi là thun 65/35, tức là thành phần 65% là cotton và 35% là sợi polyester. Sự kết hợp như vậy đem đến đặc điểm vượt trội khi khắc phục nhược điểm hay sự nhăn nhúm của sợi cotton nguyên chất. Đồng thời đảm bảo độ hút ẩm, tính co giãn mà giá thành lại rẻ hơn loại thun cotton.

Vải thun TC

Còn có tên gọi khác là thun 36/65 với 35% là sợi cotton và 65% là sợi polyester. Tỷ lệ PE nhiều hơn nên vải thường ít nhăn, gần như không nhăn khi giặt và độ bền tương đối cao. Độ thấm hút ở mức khác, chất lượng vừa và giá thành rẻ hơn hai loại trên.

Vải thun PE

Thun PE được dệt hoàn toàn từ sợi polyester nên sở hữu toàn bộ đặc điểm của sợi vải này. Cụ thể, có độ bền cao, không nhăn, không nhàu, form vải cứng cáp, dễ giặt giũ và bảo quản. Có khả năng co giãn 2 chiều nhưng hạn chế. Tuy nhiên, vì giá thành rẻ nên chúng vẫn được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực.

Vải thun lạnh

Thun lạnh có thành phần vải từ 100% sợi Polyetylen. Các nhà sản xuất có thể sẽ bổ sung thêm 2 - 5% sợi bông để làm vải mềm và trơn hơn. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chất liệu thun lạnh nhờ bề mặt trơn láng, chống thấm nước, co giãn thấp, ít bị chảy vì nhiệt, không nhăn, không xù sau quá trình sử dụng.

Vải thun

Vải thun mè

Thun mè thực chất là một loại của vải thun lạnh, với đặc điểm nổi bật nhất là bề mặt vải được dệt nổi như những hạt mè. Loại vải này bóng, đẹp, giá thành lại thấp nên thường được ứng dụng để may áo đồng phục cho quán ăn, nhà hàng, cửa hàng…

6.2 Phân loại theo sự co giãn

Dựa theo đặc tính co giãn của vải thun thì sẽ có:

Vải thun co giãn 2 chiều

Đây là loại vải có thể kéo giãn sang 2 bên theo chiều dọc hoặc chiều ngang của miếng vải. Chất liệu này được sử dụng khá phổ biến, màu sắc đa dạng, độ bền cao. Tuy nhiên, dễ nhăn khi giặt máy hoặc vò mạnh.

Vải thun co giãn 4 chiều

Tức là khi bạn dùng lực kéo vải, chất liệu có thể co giãn theo cả 4 chiều: trái, phải, ngang, dọc. Loại vải này có giá thành cao hơn thun 2 chiều, ít nhăn và thường được ứng dụng để may trang phục thể thao nhờ khả năng đàn hồi, co giãn tốt. Đặc biệt, thun 4 chiều còn được xếp vào loại cao cấp, có mức giá cao nhất trong số các loại vải thun.

Vải thun

6.3 Phân loại theo kiểu dệt

Bên cạnh thành phần sợi vải, kiểu dệt cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng co giãn, bề mặt cũng như tính chất vải. Có nhiều kiểu dệt vải ngày nay như dệt cơ bản, dệt cá mập, dệt cá sấu… mang đến nhiều loại thun khác nhau.

Vải thun trơn

Thun trơn được dệt theo kiểu cơ bản. Hai bề mặt vải được phân biệt rõ ràng, sợi vải sát nhau theo một chiều, mắt vải nhỏ, trọng lượng nhẹ và bề mặt láng mịn. Đây chính là chất liệu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay với nhiều trang phục sử dụng như áo trụ, áo cổ tim, áo thun cổ tròn…

Vải thun cá sấu

Thun cá sấu được dệt với mắt lưới to hơn thun trơn. Do đó, chúng thường có độ nhám nhất định khi cảm nhận trực tiếp.

Vải thun cá mập

Thun cá mập lại được dệt kim có mắt lưới to hơn so với thun cá sấu. Vì thế, bề mặt vải thô ráp và nhám hơn khi sờ vào. Tuy nhiên, vải có độ đàn hồi kém hơn, giá thành cũng rẻ hơn.

Vải thun

7. Ứng dụng của vải thun 

Vải thun được cả thế giới “ca ngợi” và trở thành chất liệu quốc dân. Do đó, chẳng lạ gì khi loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như là:

7.1 Thiết kế may mặc thời trang

Không thể phủ nhận sự lan tỏa của những trang phục từ chất liệu thun. Loại vải này có độ đàn hồi cao cùng khả năng thấm hút tốt nên thường được sử dụng để may đồ thể thao như quần áo chạy bộ, trang phục đạp xe… 

Bên cạnh đó, thun còn được dùng để may áo phông mùa hè đơn giản, mát mẻ nhưng rất cá tính, được cả nam lẫn nữ ưa chuộng vì mang đến phong cách năng động, trẻ trung, thoải mái khi mặc.

Ngoài ra, một số mẫu đồng phục học sinh, công sở cũng được làm từ vải thun. Nhờ màu sắc đa dạng, giá thành phải chăng nên đã có rất nhiều xưởng may mặc tin tưởng lựa chọn chất vải thun để sản xuất đồng phục. 

7.2 Nội thất trang trí gia đình, nhà hàng

Chất liệu thun không chỉ được biết đến là chất liệu hàng đầu trong thời trang may mặc mà còn là sự chọn lựa tuyệt vời để sản xuất đồ trang trí nội thất như khăn trải bàn, chăn ga gối đệm, rèm cửa…

Các bạn có thể bắt gặp thun trong những bữa tiệc, sự kiện được trang trí bắt mắt, ấn tượng, hiện đại. Thay vì những chiếc khăn trải bàn bằng lanh truyền thống thì vải thun mang đến làn gió mới cho không gian bữa tiệc. 

Không những vậy, với tính chất thông thoáng, mát mẻ, mặt vải mịn màng cùng độ bền bỉ với thời gian nên chất vải thun còn được ứng dụng triệt để trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm.

Vải thun

8. Hướng dẫn vệ sinh bảo quản vải thun

Để các sản phẩm từ thun luôn bền đẹp, sạch thì các bạn cần phải biết cách vệ sinh, bảo quản đúng cách. Cụ thể:

8.1 Cách vệ sinh

  • Không nên giặt chung các trang phục màu may từ chất liệu thun với nhau để tránh phai màu. Nên phân loại kỹ trước khi giặt.

  • Làm sạch áo thun bằng nước có nhiệt độ 40 độ C. Nếu nước quá nóng sẽ làm vải nhanh bị giãn, rất dễ hỏng.

  • Nên sử dụng bột giặt có thành phần tự nhiên, dịu chất, tránh các hóa chất tẩy rửa mạnh và không sử dụng trực tiếp thuốc tẩy lên trang phục may từ vải thun.

  • Ưu tiên giặt tay hơn giặt máy, nên lộn mặt trái của sản phẩm được làm từ vải thun trước khi giặt.

  • Sau khi giặt, không nên vắt mạnh tay để hạn chế sự co giãn, bai nhão của chất vải thun.

Vải thun

8.2 Cách bảo quản

  • Nên loại bỏ vết bẩn ngay lập tức để tránh vết bẩn bám sâu vào vải, khó giặt, thậm chí có thể gây ra nấm mốc.

  • Khi là ủi quần áo nên tránh nhiệt độ cao. Hạn chế sợi vải bị co rút.

  • Nên phơi khô sản phẩm làm từ thun ở nơi thoáng mát, hút gió, có bóng râm. Tránh phơi ở những nơi ẩm ướt vì đặc tính thấm hút nhanh của vải có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Để phơi đồ tốt nhất, các bạn có thể lắp đặt giàn phơi thông minh Hòa Phát. Nếu chưa biết nên mua mẫu nào thì có thể tham khảo 2 mẫu như sau:

  • Giàn phơi thông minh Hòa Phát H009: Là mẫu giàn phơi sở hữu thiết kế hiện đại, bền đẹp, bắt mắt. Không những vậy, còn được đánh giá cao nhờ tải trọng lên đến 90kg với 80 - 120 móc treo. Nhờ thế, bạn có thể thỏa sức phơi đồ được sản xuất từ vải thun, kể cả quần áo hay chăn ga gối đệm…

  • Giàn phơi thông minh KS950 Hòa Phát: Thiết bị này chịu được tải trọng lên đến 50kg, trang bị sẵn 60 lỗ treo trên 2 thanh. Giàn phơi được làm từ chất liệu hợp kim nhôm cao cấp được đúc nguyên khối 100% nên rất chắc chắn. Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt thiết bị ở sân nhà hoặc ban công tùy ý thì giàn phơi có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích.

vải thun

Giàn phơi thông minh KS950 được nhiều khách hàng lựa chọn

Trước nhiều loại vải thun khác nhau trên thị trường hiện nay, bài viết hi vọng các bạn sẽ có những thông tin mới mẻ, hữu ích hơn về chất liệu này. Để từ đó, có lựa chọn phù hợp nhất với mục đích sử dụng. Đừng quên, ghé gianphoihoaphat.vn để sở hữu ngay một thiết bị giàn phơi ưng ý nhất nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & NỘI THẤT HÒA PHÁT

VPGD: Phòng 1105 - Tòa CT2 - C14 Bộ Công An - Tố Hữu - Hà Đông - Tp Hà Nội

Tel: 0969805626 / Phone: 0969805626

Email: info@gianphoihoaphat.vn

DMCA.com Protection Status
chung nhan
chung nhan

KẾT NỐI VỚI FANPAGE

fanpage
© 2021 gianphoihoaphat.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY